Tin tức
Khơi dậy sức sống của làng nghề truyền thống qua hình thức du lịch
QĐND Online - Trong tháng 8 này, du khách đến Hà Nội sẽ có cơ hội trải nghiệm với không gian làng nghề truyền thống tại phố cổ. Hình thức du lịch kết hợp văn hóa này không phải là hình thức mới nhưng việc Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đưa các làng nghề truyền thống vào phố cổ để thu hút, quảng bá đến khách du lịch về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nội xưa vẫn nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ chính những du khách.
“Nghề xưa” hấp dẫn “người nay”
Mặc dù mới bắt đầu mở cửa từ cuối tháng 7, nhưng tại các địa điểm giới thiệu nghề truyền thống là đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào) và Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây) luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch.
Khách đến đây rất đa dạng, bao gồm cả du khách trong nước và du khách nước ngoài. Ai cũng tỏ ra hào hứng với việc tìm hiểu các nghề truyền thống của Việt Nam.
Tại đình Kim Ngân, nơi trưng bày và giới thiệu sản phẩm mây tre đan tinh xảo của làng nghề Phú Vinh như: Tranh, tượng, khung ảnh, khay, đĩa, lọ hoa…, rất nhiều du khách tỏ ra thán phục trước sự khéo léo tài hoa của các nghệ nhân. Chị Minh Ngọc (du khách TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi được xem nhiều sản phẩm mây tre đan tinh xảo như thế này. Tôi thấy rất khâm phục những nghệ nhân đã dùng công sức và tài hoa của mình thổi hồn vào các sản phẩm. Chuyến du lịch Hà Nội này thực sự ý nghĩa đối với tôi”.
“Nghề xưa” hấp dẫn “người nay”
Mặc dù mới bắt đầu mở cửa từ cuối tháng 7, nhưng tại các địa điểm giới thiệu nghề truyền thống là đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào) và Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây) luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch.
Khách đến đây rất đa dạng, bao gồm cả du khách trong nước và du khách nước ngoài. Ai cũng tỏ ra hào hứng với việc tìm hiểu các nghề truyền thống của Việt Nam.
Tại đình Kim Ngân, nơi trưng bày và giới thiệu sản phẩm mây tre đan tinh xảo của làng nghề Phú Vinh như: Tranh, tượng, khung ảnh, khay, đĩa, lọ hoa…, rất nhiều du khách tỏ ra thán phục trước sự khéo léo tài hoa của các nghệ nhân. Chị Minh Ngọc (du khách TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi được xem nhiều sản phẩm mây tre đan tinh xảo như thế này. Tôi thấy rất khâm phục những nghệ nhân đã dùng công sức và tài hoa của mình thổi hồn vào các sản phẩm. Chuyến du lịch Hà Nội này thực sự ý nghĩa đối với tôi”.
Các sản phẩm mây tre đan tinh xảo được trưng bày tại Đình Kim Ngân, trong không gian xưa là điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Còn tại Đình Đồng Lạc, du khách được tìm hiểu về nghề tiện và các sản phẩm của làng nghề Nhị Khê (huyện Thường Tín). Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây lại giới thiệu về nghệ thuật sơn mài. Có thể nói những nét đặc sắc, độc đáo của các làng nghề đã giúp du khách hiểu thêm về nghề nghiệp
Một du khách người Ma-lai-xi-a chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Hà Nội. Tôi rất thích thú khi được khám phá những làng nghề truyền thống trên phố cổ. Các sản phẩm được trưng bày tại đây rất đẹp, lạ và độc đáo. Chắc chắn tôi sẽ tìm mua một vài sản phẩm giống các sản phẩm đã được trưng bày để làm quà cho bạn bè khi về nước”.
Cần hướng phát triển lâu dài
Trước những tín hiệu đáng mừng khi những sản phẩm của các làng nghề truyền thống được trưng bày đã thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu; các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống đang nuôi hy vọng, việc đưa những sản phẩm nghề truyền thống tới gần hơn với du khách trong nước và quốc tế sẽ là hướng phát triển mới để bảo tồn, lưu giữ và phát triển nghề truyến thống vốn đang bị mai một trong thời kỳ mới.
Tháng 10 này, Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2013 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 12-10, tại Hà Nội, với sự tham gia của khoảng 400 gian hàng. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng”, sự kiện Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội sẽ quảng bá thương hiệu và sản phẩm làng nghề truyền thống đồng thời bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của Hà Nội cũng như các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng. Theo ban tổ chức, trong khuôn khổ Liên hoan, ngoài việc trưng bày các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống; giới thiệu các chương trình, sản phẩm, hàng lưu niệm; trưng bày, giới thiệu nghệ thuật ẩm thực sẽ còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Múa rối nước, rối cạn, thư pháp, ca trù… Bên cạnh đó, tọa đàm về “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống của Hà Nội” cũng sẽ được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nghệ nhân, các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và một số tổ chức quốc tế.
Rõ ràng, việc đưa du lịch trở thành một cầu nối để gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống không phải là cách làm dở. Nếu có sự đầu tư đúng mức, sự tham gia nhiệt tình của các nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống từ các các địa phương trong cả nước, thì đây sẽ là hướng phát triển lâu dài, bền vững cho các nghề truyền thống.
Một du khách người Ma-lai-xi-a chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Hà Nội. Tôi rất thích thú khi được khám phá những làng nghề truyền thống trên phố cổ. Các sản phẩm được trưng bày tại đây rất đẹp, lạ và độc đáo. Chắc chắn tôi sẽ tìm mua một vài sản phẩm giống các sản phẩm đã được trưng bày để làm quà cho bạn bè khi về nước”.
Cần hướng phát triển lâu dài
Trước những tín hiệu đáng mừng khi những sản phẩm của các làng nghề truyền thống được trưng bày đã thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu; các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống đang nuôi hy vọng, việc đưa những sản phẩm nghề truyền thống tới gần hơn với du khách trong nước và quốc tế sẽ là hướng phát triển mới để bảo tồn, lưu giữ và phát triển nghề truyến thống vốn đang bị mai một trong thời kỳ mới.
Tháng 10 này, Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2013 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 12-10, tại Hà Nội, với sự tham gia của khoảng 400 gian hàng. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng”, sự kiện Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội sẽ quảng bá thương hiệu và sản phẩm làng nghề truyền thống đồng thời bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của Hà Nội cũng như các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng. Theo ban tổ chức, trong khuôn khổ Liên hoan, ngoài việc trưng bày các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống; giới thiệu các chương trình, sản phẩm, hàng lưu niệm; trưng bày, giới thiệu nghệ thuật ẩm thực sẽ còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Múa rối nước, rối cạn, thư pháp, ca trù… Bên cạnh đó, tọa đàm về “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống của Hà Nội” cũng sẽ được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nghệ nhân, các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và một số tổ chức quốc tế.
Rõ ràng, việc đưa du lịch trở thành một cầu nối để gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống không phải là cách làm dở. Nếu có sự đầu tư đúng mức, sự tham gia nhiệt tình của các nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống từ các các địa phương trong cả nước, thì đây sẽ là hướng phát triển lâu dài, bền vững cho các nghề truyền thống.
Nguồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/94/94/258003/Default.aspx